Relay trung gian CHINT JTX CHINT Series

Thông tin chi tiết
Rơ le trung gian (Immediate relay trong tiếng Anh) là thiết bị cực kì quan trọng trong các bảng mạch điện tử công nghiệp và dân dụng. Nó đóng vai trò trung gian trong việc truyền tải tín hiệu từ khối điều khiển PLC/bộ vi xử lý sang khối động lực công suất lớn như contactor, thiết bị đóng cắt, ... 
Vậy thực sự rơ le trung gian là gì? Nó phân loại ra sao và cách đấu nối thế nào? Hãy đọc bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan nhất.

1) Rơ le trung gian là gì?

Rơ le trung gian (Relay trung gian) là thiết bị điện tử tương đồng với một nam châm điện được tích hợp hệ thống tiếp điểm. Chúng có chức năng chuyển mạch tín hiệu điều khiển và khuếch đại chúng với kích thước nhỏ. Vì được lắp đặt tại ví trí trung gian trong sơ đồ điện nên rơ le trung gian mới có tên gọi này. Cụ thể hơn thì nó được bố trí nằm giữa thiết bị điều khiển công suất nhỏ và thiết bị điều khiển công suất lớn.
 

Rơ le trung gian

Rơ le trung gian là gì?


Tuy là một thiết bị nhỏ bé nhưng rơ le kiếng lại vô cùng quan trọng trong mạch điện. Thiết bị điện tử này cần được lắp hầu hết ở các bảng mạch điện tử. Nó là một dạng công tắc vì rơ le có hai trạng thái ONOFF. Chúng ở trạng thái nào còn phụ thuộc vào có dòng điện chạy qua rơ le hay không.

Trường hợp cần dùng đến role trung gian:

  • Phổ biến và gần gũi nhất là rơ le lắp đặt trong bộ bảo vệ tủ lạnh. Khi dòng điện yếu, role ngắt điện tự động đảm bảo an toàn điện cho tủ lạnh và khi dòng điện ổn định, rơ le đóng để cấp điện cho tủ hoạt động bình thường trở lại.
  • Ví dụ thường thấy thứ hai là trong mạch chiếu sáng của ô tô. Trên phương tiện hiện đại này, công tắc đèn tích hợp vào đèn xi nhan hay bảng điều khiển sẽ không kích hoạt mạch đèn pha trực tiếp. Thay vào đó chúng đều dùng đến module điều khiển ánh sáng (LCM) hoặc một số module phân phối điện khác.
  •  

Sơ đồ mạch chiếu sáng trên đèn xe ô tô dùng đến rơ le trung gian

Sơ đồ mạch chiếu sáng trên xe ô tô


Khi công tắc đèn pha bật, LCM nhận hành động này như đầu vào để thay đổi đèn pha, đèn đỗ, đèn đuôi xe thành trạng thái bật. Và để làm được điều này, LCM kích hoạt mạch đầu ra điều khiển từng mạch chiếu sáng bằng cách cung cấp năng lượng cho các rơ le trung gian. Khi mà 1 công tắc không thể tiếp nhận lệnh bật một mạch và không bật mạch khác thì rơ le đặt tại ví trí trung gian sẽ nhận năng lượng từ LCM cũng như truyền tín hiệu để xử lý nhiệm vụ đó.
 

2) Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của relay trung gian

2.1) Cấu tạo:


Cấu tạo của relay trung gian


Cấu tạo chung của relay trung gian gồm 2 phần chính đó là cuộn hút (nam châm điện) và mạch tiếp điểm (mạch lực). 

  • Nam châm điện gồm có lõi thép động, lõi thép tĩnh và cuộn dây. Cuộn dây đó thể là cuộn cường độ hay cuộn điện áp, hoặc có thể là cả hai. Lõi thép động được găng bởi một lò xo và cùng định vị bằng một vít điều chỉnh.
  • Mạch tiếp điểm bao gồm có tiếp điểm nghịch đóng vai trò đóng cắt thiết bị điện tải được cách ly với cuộn hút bằng dòng nhỏ.

Ngoài ra còn phải kể đến các bộ phận khác như vỏ bảo vệ và các chân ra tiếp điểm.
 

2.2) Nguyên lý hoạt động:

Nguyên lý hoạt động của relay trung gian

Nguyên lý hoạt động của Rơ le trung gian tương tự như Contactor nhưng vẫn có sự khác biệt. Khi cấp điện áp bằng giá trị điện áp định mức vào hai đầu cuộn dây của Role trung gian, lực điện từ hút mạch từ kín lại, hệ thống tiếp điểm sẽ chuyển đổi trạng thái và duy trì ở trạng thái này. Tiếp điểm thường đóng sẽ hở ra, tiếp điểm thường hở sẽ đóng lại. Khi ngưng cấp nguồn, mạch từ hở, hệ thống tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu. Cứ như vậy, nguyên lý hoạt động này được lặp lại.
 

3) Phân loại Immediate relay

Immediate relay được phân ra rất nhiều loại khác nhau để đáp ứng cho nhiều mục đích sử dụng. Thông thường chúng được nhận biết theo 2 cách thức chính là theo số chân và theo số vôn.

  • 3.1) Phân loại rơ le trung gian theo số chân

  • Đúng như cách gọi rơ le trung gian theo chân được phân biệt theo số lượng chân của loại rơ le đó. Phổ biến nhất thị trường hiện này là:

Rơ le trung gian 8 chân

Rơ le trung gian 8 chân

Rơle trung gian 8 chân đơn giản là nó được thiết kế có 8 chân. Nhiệm vụ chính của loại rơ le kiếng này là chịu tải trung gian cho các cảm biến. Ngoài ra nó còn làm các mạch tự giữ, mở, bật cùng với thiết kế có nhiều tiếp điểm xung quanh.

Relay kiếng 8 chân rất được ưa chuộng bởi các kĩ sư điện do chúng dễ dàng tháo lắp cũng như độ bền cao và tính ổn định trong quá trình sử dụng.

Rơ le kiếng 14 chân


Rơ le trung gian 14 chân
 

Rơ le trung gian 14 chân thực tế nó có tổng 4 cặp tiếp điểm. Trong đó 13 và 14 luôn là chân cuộn dây cấp nguồn. Với công dụng, hiệu năng tuyệt vời cùng độ an toàn của nó mang đến cho hệ thống dòng điện dân dụng / công nghiệp, relay trung gian 14 chân được tin dùng rất phổ biến.
Ngoài 2 loại rơ le kể trên, còn có rơ le 5 chân, rơ le 8 chân11 chân.

 

3.1) Phân loại rơ le trung gian theo số vôn

Việc lựa chọn role trung gian theo số vôn rất thích hợp để ứng dụng vào các thiết bị dân dụng. Điều này sẽ hạn chế tối đa nguy cơ hỏng hóc, cháy nổ cho các thiết bị điện trong nhà.

Rơ le kiếng 220V

Rơ le trung gian 220V

Rơle trung gian 220V sở hữu nhiều lượng tiếp điểm. Cũng có thể vừa mở vừa đóng, nên thường được dùng để truyền tín hiệu khi các rơ le chính không đảm bảo được khả năng ngắt. Chúng còn có độ bền và độ an toàn cao nên sẽ tiết kiệm chi phí đáng kể cho gia đình bạn.

Với hai mạch độc lập rơle trung gian 220V, kết cấu  hỗ trợ thợ điện dễ dàng hơn trong việc lắp đặt và bảo dưỡng. Kết cấu của rơ le này không quá phức tạp nên bạn có thể dễ dàng lắp đặt và kiểm tra trong quá trình sử dụng.
 

Rơ le trung gian 380V


Rơ le trung gian 380V
 

Rơ le trung gian 380v có khả năng chịu tải lên tới 100 amper. Bên cạnh đó, thời gian tác động siêu nhanh chỉ 0.1s rất thích hợp sử dụng cho các thiết bị công nghiệp.
Một số ưu điểm khác nữa có thể kể đến là kích thước tiếp điểm to siêu bền và chắc chắn, hạn chế hiện tượng mất pha, chập cháy, tối ưu hóa hiệu suất làm việc.
Dù có chạy với dòng điện công suất cực lớn như các loại máy công nghiệp, ũng sẽ giữ được dòng điện ổn định cho nhà máy.

 

4) Vai trò của rơ le kiếng trong mạch điều khiển

Rơ le trung gian được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống điều khiển của cả thiết bị công nghiệp và gia dụng hiện đại. Đối với các dòng điều khiển khác nhau, vai trò của nó sẽ khác nhau. Vai trò của relay kiếng trong đường dây thông thường có thể được chia thành:

4.1) Thay thế cho contactor (khởi động từ)

Các tiếp điểm của rơle trung gian có khả năng chịu tải nhất định. Và nó có thể dùng thay thế cho các rơ le trung gian khi khả năng chịu tải nhỏ. Đặc biệt trong điều khiển cửa cuốn điện và các thiết bị gia dụng nhỏ, relay không chỉ đóng vai trò điều khiển mà còn tiết kiệm không gian nhất định. Đồng thời cho phép điều khiển phần điện thiết bị tương đối tinh tế.

4.2) Tăng khả năng tiếp xúc

Mặc dù công suất tiếp điểm của relay trung gian không lớn, nhưng nó có khả năng chịu tải nhất định và chỉ cần 1 dòng nhỏ để hoạt động. Chẳng hạn như không thể sử dụng trực tiếp công tắc cảm biến hoặc khi đầu ra của triode được sử dụng để điều khiển các thành phần điện tương đối lớn của tải. Ta có thể sử dụng rơ le trung gian làm môi chất để mở rộng công suất tiếp điểm.

4.3) Sử dụng như một công tắc

Trong một bộ phận của mạch điều khiển, immediate relay đóng vai trò điều khiển đóng mở. Ví dụ như TV màu và mạch khử dầu mỡ tự động thường dùng trong màn hình, triode bên trong điều khiển bật tắt rơ le trung gian, đồng thời đóng vai trò điều khiển bật / tắt cuộn khử khí.

4.4) Nhận 1 hoặc nhiều tín hiệu điều khiển

Nhận tín hiều điều khiển là ứng dụng vô cùng phổ biến trong điều khiển mạch. Nó sẽ giải quyết vấn đề dù có một hay nhiều contactor hoặc các thành phần khác.

4.5) Chuyển đổi điện áp và loại bỏ nhiễu mạch

Mặc dù có nhiều loại biện pháp bảo vệ và chống nhiễu trong các dây chuyền điều khiển công nghiệp và điều khiển máy tính, nhưng hiện tượng nhiễu kiểu này vẫn còn tồn tại phần nào

4.6) Chuyển đổi loại tiếp điểm

Tường hợp chuyển đổi loại tiếp điểm này thường được sử dụng trong hệ thống điều khiển điện công nghiệp. Quá trình điều khiển yêu cầu sử dụng các tiếp điểm thường đóng của khởi động từ để đạt được mục đích điều khiển. Do các tiếp điểm thường đóng của chính khởi động từ đã được sử dụng hết nên hoàn thành công việc điều khiển. Lúc này rơ le trung gian và cuộn dây công tắc tơ ban đầu có thể đấu song song. 
Nguyên tắc là tiếp điểm thường đóng của rơ le trung gian có thể điều khiển linh kiện tương ứng đạt loại tiếp điểm chuyển đổi, để hoàn thành nhiệm vụ điều khiển một cách trơn tru.

 

5) Thông số kỹ thuật của relay trung gian

Tôi sẽ liệt kê ra những thông số thường gặp nhất trên dòng thiết bị relay kiếng:

  • Điện áp: 220VAC, 220VDC, 110VDC, 110VAC, 48VDC, 48VAC, 24VDC, 12VDC.
  • Tiếp điểm: Silver alloy.
  • Nhiệt độ: -40-55 độ C.
  • Số lần đóng cắt: 100.000 lần.
  • Dòng định mức: 10A, hoặc 5A.
  • Kiểu chân: Chân tròn, chân dẹp nhỏ, chân dẹp lớn 10A.
  • Số chân: 14 chân dẹp nhỏ 5A, 14 chân dẹp lớn 10A, 8 chân dẹp nhỏ, 8 chân dẹp lớn 10A, 11 chân tròn, 8 chân tròn 10A.

 

6) Ứng dụng của relay trung gian trong thực tế

Rơ le trung gian được sử dụng nhiều trong các thiết bị công nghiệp với nhiệm vụ trung gian để chuyển tiếp mạch điện đến với các thiết bị khác. Relay còn giúp bảo vệ các thiết bị, kéo dài tuổi thọ của chúng. Rơ le còn được dùng để chia tín hiệu điện đến các bộ phận trong hệ thống sơ đồ mạch điện điều khiển.

Rơ le trung gian còn là phần từ đầu ra và cách ly được điện áp giữa các phần chấp hành như điện xoay chiều, điện áp lớn,… và phần điều khiển

  • Phần chấp hành: điện xoay chiều có điện áp cao 220V-380V.
  • Phần điều khiển: điện một chiều có điện áp thấp 9V-24V.

Trên thực tế, người ta còn sử dụng rơ le trung gian để truyền tín hiệu hay vòng điện từ vài Ampe đổ lại.
 

Ứng dụng của relay trung gian

 

7) Cách đấu nối relay trung gian

7.1) Đấu nối loại 8 chân

Rơ le 8 chân có 2 chân cấp nguồn và 2 cặp tiếp điểm đóng mở điều khiển.

Sơ đồ đấu nôi của relay trung gian 8 chân

  • Theo sơ đồ đấu relay 8 chân phía trên chúng ta sẽ thấy 2 cặp tiếp điểm thường đóng và thường mở. Đấu nguồn 12-24-220V vào chân 1 và 5. Chân 2-4, 6-8 là 2 cặp tiếp điểm thường mở. Còn lại 2-3 và 6-7 là 2 cặp thường đóng.
  • Theo hình ta đấu cấp nguồn 12 – 24 – 220V tùy loại vào chân 1 và 5 của cuộn dây. Trong đó 2 cặp tiếp điểm thường mở 2-4 và 6-8. Còn 2 cặp thường đóng là 2-3 và 6-7
  • Cũng giống như nguyên lý loại relay 4 hoặc 5 chân. Dòng relay 8 chân khi chưa có nguồn thì cặp 2-4 và 6-8 ở dạng thường mở. 2-3 và 6-7 dạng thường đóng.
  • Khi ta cấp nguồn lập tức 2-4 và 6-8 đóng lại như hình trên. Đồng thời 2 cặp cực kia mở ra.

 

7.2) Đấu nối loại 14 chân

Sơ đồ đấu nôi của relay trung gian 14 chân

Relay 14 chân có tổng 4 cặp tiếp điểm. Trong đó:

  • Chân 1 2 3 4 là NC (thường đóng)
  • Chân 5 6 7 8 là NO (thường mở)
  • Chân 9 10 11 12 là COM.
  • Chân 13 14 là chân cấp điện áp cho Coil.

Còn relay kiếng loại 14 chân thực tế nó có tổng 4 cặp tiếp điểm. Trong đó 13 và 14 luôn là chân cuộn dây cấp nguồn.

 

8) Những thương hiệu relay trung gian tốt nhất trên thị trường

Trên trị trường có khá nhiều thương hiệu cung cấp loại Relay trung gian, trong đó tiêu biểu nhất là:

  • Thương hiệu xuất xứ Châu Âu: Schneider.
  • Thương hiệu xuất xứ Nhật: Idec, Omron, Fuji, Chint …
  • Thương hiệu xuất xứ Hàn Quốc: Hanyoung, Youngsung,…
  • Thương hiệu Trung Quốc, Đài Loan: Taiwan Meter, Kacon,…

8.1) Rơ le trung gian IDEC

 

Relay trung gian IDEC

Hãng IDEC có rất nhiều dòng Rơ le trung gian như:

  • Dòng RJ (relay loại nhỏ)
  • Dòng RU (relay loại tiêu chuẩn, cao cấp)
  • Dòng RY (relay loại tiêu chuẩn, 4 cực, kinh tế)
  • Dòng RM (relay loại tiêu chuẩn, 2 cực, kinh tế)
  • Dòng RR (relay loại lớn, chân tròn)
  • Dòng RH (relay loại lớn, chân dẹp)
Trong đó các dòng RJ, dòng RU, dòng RY là thông dụng nhất.

Thông số kỹ thuật 

  • Thiết kế nhỏ gọn, độ dày chỉ còn 12,7 mm
  • Chịu được dòng điện lớn:
- RJ1S( 1 cực) : 12 A
- RJ2S( 2 cực) : 8 A
  • Số lần đóng mở cơ và điện rất cao
  • Số lần đóng mở điện: 200,000( tải AC)
  • Số lần đóng mở cơ: 30,000,000 ( tải AC)
  • Thiết kế thân thiện với môi trường, theo tiêu chuẩn RoSH
  • Không chứa các chất độc hại cho môi trường như : Chì, Thủy Ngân, PBB, Crom …
  • Tích hợp sẵn loại Diode để chống lại điện áp ngược lên đến 1000V

Tham khảo Rơ le trung gian IDEC

8.2) Rơ le trung gian Schneider

Relay trung gian Schneider

Rơ le kiếng Schneider

Trong số các loại Rờ le, dòng sản phẩm Rờ le trung gian Schneider mang lại nhiều ưu điểm với sự đơn giản hóa và hiệu suất tối đa cho hệ thống tự động hóa.
Relay trung gian của thương hiệu châu Âu này thường được thiết kế với kích thước và trọng lượng nhỏ gọn giúp tiết kiệm không gian lắp đặt, có thể di chuyển hoặc mang theo khi sử dụng. Việc được làm từ những vật liệu cao cấp, bền vững giúp đảm bảo an toàn tối đa khi sử dụng. Đặc biệt vì có giá thành thấp mà hiệu suất làm việc đạt mức cao nên rất được ưu chuông bởi người tiêu dùng toàn cầu. Ngoài ra khả năng làm việc được trong điều kiện môi trường khắc nghiệt: bụi bẩn, nhiệt độ cao,... là một ưu điểm cực kì nổi trội của relay Schneider.

Tham khảo Rơ le trung gian chính hãng Schneider: https://amazen.com.vn/relay-trung-gian/schneider.html

Dòng immediate relay Schneider đáp một số tiêu chuẩn sản xuất:

  • Sản xuất theo tiêu chuẩn EN/IEC 61810-1, UL 508, CSA C22.2 No 14, đạt chứng nhận CSA, UL, REACH, Lloyd's, RoHS, GOST, CE.
  • Đạt tiêu chuẩn EN/IEC 60529. Tuân thủ nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn về môi trường và đạt được tiêu chuẩn về chất lượng như: CSA, UL, REACH, Lloyd's, RoHS, GOST, CE. Với những ưu điểm trên người dùng có thể hoàn toàn an tâm khi lựa chọn và sử dụng sản phẩm này.
  • Đáp ứng tiêu chuẩn IEC/EN 60669-2-2, IEC/EN 60947-5-1, IEC/EN 60947-3. Tiêu chuẩn bảo vệ IP40
 


8.3) Rơ le kiếng Omron

Được cấu tạo từ nam châm điện và hệ thống các tiếp điểm đóng cắt, với thiết kế nhỏ gọn, module hóa, dễ dàng lắp đặt và thay thế. Chúng ta có thể thấy được Rơ le OMRON được dùng rất nhiều trong ngành điện tử, đặc biệt là tích hợp trong các tủ điện, tủ điều khiển và hệ thống máy móc công nghiệp.
 

Rơ le kiếng Omron

 

Mức điện áp hoạt động phổ biến trong môi trường công nghiệp của Relay Omron là 12VDC, 24VDC và 110VAC hoặc 224VAC. Với loại 1 tiếp điểm, 2 tiếp điểm , 4 tiếp điểm, người ta thường quy chuẩn ra chân như rơ le 8 chân, 11 chân, 14 chân, có loại dẹp và tròn vv. Tất cả các thông số kỹ thuật, sơ đồ kết nối được kèm theo Catalog Relay Omron hoặc được khắc trực tiếp lên thiết bị, thuận tiện cho mọi người có thể lắp đặt, kiểm tra.

Relay trung gian Omron giá tốt: https://amazen.com.vn/relay-trung-gian/omron.html

 

8.4) Rờ le trung gian CHINT

Rơ le trung gian Chint là dòng sản phẩm rơ le chất lượng cao chiếm tới 70% các đơn hàng trong phân khúc cận cao cấp. Được sản xuất bởi CHINT – Thương hiệu thiết bị điện hàng đầu tại Trung Quốc, dòng thiết bị điện tử này sử dụng công nghệ tân tiến nhất và sở hữu nhiều tính năng ưu việt, đem lại độ ổn định cao và an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.
 

Rơ le trung gian CHINT


Rơ le trung gian Chint được tin dùng rộng rãi cho các hệ thống điện công nghiệp, nhà máy, dây chuyền tự động hóa, các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, các trạm điện từ hạ thế tới cao thế. Chúng được các kỹ sư điện rất tin tưởng và an tâm sử dụng cho các công trình tòa nhà cao tầng, các khu nghỉ dưỡng cao cấp, sân bay, cầu cảng…. bởi khả năng ngắt dòng cao nhất, phối hợp kỹ thuật tối ưu (phân tầng và lọc) an toàn, độ bền cao và đặc biệt rất thích hợp với môi trường nóng ẩm, mưa nhiều tại Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm: Rơ le trung gian Chint

 


Lời kết

Trên đây là toàn bộ nội dung quan trọng nhất về dòng sản phẩm rơ le trung gian. Hy vọng rằng nội dung bài viết sẽ hỗ trợ các bạn trong quá trình tìm hiểu, chọn mua và vận hành dòng thiết bị tự động hóa này.
Trong trường hợp các bạn có nhu cầu mua relay trung gian hay có thắc mắc cần tư vấn thêm hãy liên lạc với Amazen thông qua:

  • Hotline: 0934 399 068 - Sales: 0938 072 058
  • Email: amazen@amazen.com.vn

Với đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn bán hàng chuyên môn cao, công ty chúng tôi tự tin rằng sẽ mang lại cho quý khách hàng trải nghiệm mua hàng tuyệt vời nhất.
Amazen cam kết mọi thiết bị relay kiếng mà chúng tôi hiện cung cấp là hàng chính hãng, mới hoàn toàn 100%, đảm bảo chất lượng và đầy đủ giấy tờ chứng nhận CO/CQ đi kèm.