- Phần dây quấn này thường được chế tạo bằng đồng hoặc nhôm bên ngoài bọc cách điện. Nó có nhiệm vụ nhận năng lượng vào và truyền năng lượng ra.
- Phần có nhiệm vụ nhận năng lượng vào ( nối với mạch điện xoay chiều ) được gọi là cuộn dây sơ cấp, còn phần có nhiệm vụ truyền năng lượng ra ( nối với tải tiêu thụ ) được gọi là cuộn dây thứ cấp.
- Số vòng dây ở hai cuộn phải khác nhau, tuỳ thuộc nhiệm vụ của máy mà có thể N1 > N2 hoặc ngược lại.
Vỏ của máy biến áp
Vỏ máy biến áp
- Phần vỏ này tùy theo từng loại máy biến áp mà thường được làm từ nhựa, gỗ, thép, gang hoặc tôn mỏng, có công dụng để bảo vệ các phần tử của máy biến áp ở bên trong nó, bao gồm : nắp thùng và thùng.
- Nắp thùng : dùng để đậy trên thùng. Bên trên có các bộ phận như : Sứ ra của dây quấn cao áp và dây quấn hạ áp, Bình dãn dầu (bình dầu phụ) và ống bảo hiểm.
3. Nguyên lý hoạt động của máy biến áp
Máy biến áp hoạt động tuân theo 2 hiện tượng vật lý:
- Dòng điện chạy qua dây dẫn tạo ra từ trường
- Sự biến thiên từ thông trong cuộn dây tạo ra 1 hiệu điện thế cảm ứng (hiện tượng cảm ứng điện từ)
Nguyên lý hoạt động của máy biến áp
- Cuộn dây N1 và cuộn dây N2 được quấn trên lõi thép khép kín. Đặt một điện áp xoay chiều U1 vào cuộn dây N1, trên cuộn dây này sẽ xuất hiện dòng điện I1 chạy trong dây dẫn, đồng thời trong dây dẫn sẽ xuất hiện từ thông móc vòng cho cả hai cuộn N1 và N2. Cuộn dây N2 được nối với tải thì trên cuộn N2 sẽ xuất hiện dòng điện I2 với điện áp U2. Như vậy, năng lượng của dòng điện xoay chiều đã được truyền từ dây quấn 1 sang dây quấn 2.
4. Công dụng của máy biến áp
- Máy biến áp có thể được dùng để tăng điện áp từ máy phát điện lên đường dây tải điện để đi xa, và giảm điện áp ở cuối đường dây để cung cấp nguồn điện áp phù hợp cho tải.
Ứng dụng của máy biến áp
- Ngoài ra, chúng còn được dùng trong các lò nung, hàn điện, đo lường hoặc làm nguồn điện cho các thiết bị điện, điện tử...
Ứng dụng của máy biến áp
5. Phân loại máy biến áp
Cũng giống như nhiều các thiết bị điện khác, có nhiều cách để phân loại máy biến áp:
- Theo cấu tạo ta sẽ phân chia thành máy biến áp một pha và máy biến áp ba pha
- Theo chức năng có máy biến áp hạ thế và máy biến áp tăng thế
- Theo cách thức cách điện: máy biến áp lõi dầu, máy biến áp lõi không khí,…
- Theo mối quan hệ cuộn dây ta chia thành biến áp tự ngẫu và biến áp cảm ứng
- Theo nhiệm vụ: máy biến áp điện lực, máy biến áp cho dân dụng, máy biến áp hàn, máy biến áp xung,…
6. Những thương hiệu biến áp tốt nhất trên thị trường
- Trên thị trường có khá nhiêu thương hiệu cung cấp các loại biến áp, trong đó tiêu biểu nhất là :
+ Thương hiệu xuất xứ từ Trung Quốc: Chint
+ Thương hiệu xuất xứ từ Hàn Quốc: Lightstart
6.1) Biến áp Chint
NDK Chint Series (Tần số: AC 50Hz/60Hz)
Đặc trưng:
- Nhiệt độ: -5℃~+40℃, giá trị trung bình trong phạm vi 1 tháng không được vượt quá +30℃ và không vượt quá +20℃ trong vòng 1 năm
- Độ cao: ≤2000m
- Độ ẩm tương đối: ≤95%
- Máy biến áp được đặc trưng bởi hiệu suất tuyệt vời, hoạt động đáng tin cậy, thiết kế nhỏ gọn, hệ thống dây điện an toàn và phạm vi rộng
NJYB3 Chint Series
Rơle NJYB3 được sử dụng để cung cấp điện áp quá áp, thấp áp, lỗi pha, trình tự pha, mất cân bằng ba pha, PTC
điều khiển bảo vệ nhiệt độ và tải trong ba pha mạch ba dây lên đến 415V và mạch ba pha bốn dây lên đến mạch điện 240V có tần số AC50Hz
Tham khảo biến áp Chint giá tốt tại: https://amazen.com.vn/bien-ap/chint.html
6.2) Biến áp Lightstar
Là thiết bị để biến đổi điện áp xoay chiều, dòng điện, công suất, hệ số công suất thành các tín hiệu analog thông dụng như điện áp một chiều, dòng điện một chiều. Biến áp thương hiệu này được thiết kế với kích thước và trọng lượng nhỏ gọn giúp tiết kiệm không gian lắp đặt, có thể di chuyển hoặc mang theo khi sử dụng. Việc được làm từ những vật liệu cao cấp, bền vững giúp đảm bảo an toàn tối đa khi sử dụng.
Tham khảo: Máy biến áp Lightstar