Relay bán dẫn (SSR) Toho

Thông tin chi tiết

Relay bán dẫn (Solid State Relay trong tiếng Anh) là thiết bị cực kỳ quan trọng trong bảng mạch điện tử công nghiệp và dân dụng. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển và cách ly tín hiệu điện trong  các ứng dụng điện tử và tự động hóa,...

Vậy thực sự relay bán dẫn là gì? Cấu tạo và nguyên lý làm việc ra sao? Hãy đọc bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan nhất.

1. Relay bán dẫn (SSR) là gì?

SSR được viết tắt của cụm từ Solid State Relay, là một loại relay trạng thái rắn được sử dụng phổ biến hiện nay. Đây là một loại relay chuyển mạch không yêu cầu sử dụng bất kỳ bộ phận cơ khí nào, mang lại được nhiều lợi thế về tuổi thọ hơn so với các loại relay điện thông thường. SSR có thiết kế quy định riêng so với relay điện cơ thì cường độ có phần nhanh hơn.

Relay bán dẫn
Hình ảnh thực tế Relay bán dẫn

2. Cấu tạo của relay bán dẫn

  • - Relay bán dẫn có điểm khác biệt là có bộ  phận chuyển động và khi hoạt động sẽ phát ra âm ̀thanh do tiếp điểm cơ khí đóng mở dưới động lực từ trường

  • - Relay bán dẫn có cấu tạo khá đơn giản bao gồm  1 coupling và một hoặc nhiều MOSFET
  • - Coupling: có chức năng cách ly dòng điện điều khiển nhỏ với dòng điện tải lớn. Phổ biến là coupling quang (optic), có dòng điện nhỏ chạy qua, đèn LED sẽ phát quang, diode thu quang và kích hoạt dòng qua các MOSFET giáp lưng với nó, cho phép dòng tải chạy qua mạch

Cấu tạo của relay bán dẫn

Cấu tạo của Relay bán dẫn

3. Nguyên lý hoạt động của Relay bán dẫn

Relay bán dẫn có nhiều loại khác nhau, nhưng đều có cấu tạo và nguyên lý hoạt động như nhau đó là dùng một dòng điện trở nhỏ (các điện trở nhỏ có thể là biến trở, tín hiệu analog 4-20mA 0-10v, tín hiệu relay từ bộ điều khiển…) để điều khiển một dòng tải điện lớn hơn rất nhiều

Nguyên lý hoạt động của Relay bán dẫn

4. Các loại Relay bán dẫn

- Có hai loại chính của relay bán dẫn (SSR) là relay bán dẫn 1 pha và relay bán dẫn 3 pha, tương ứng với số pha của nguồn cung cấp điện được sử dụng:

+ Relay bán dẫn 1 pha: relay bán dẫn 1 pha được sử dụng để điều khiển tải điện 1 pha, bao gồm một đầu vào điều khiển và một đầu ra tải. Relay bán dẫn 1 pha thường được sử dụng trong các ứng dụng đơn giản như đèn chiếu sáng, điều khiển động cơ nhỏ và các ứng dụng điều khiển nhiệt độ đơn giản.

+ Relay bán dẫn 3 pha: relay bán dẫn 3 pha được sử dụng để điều khiển tải điện 3 pha, bao gồm 3 đầu vào điều khiển và 3 đầu ra tải. Relay bán dẫn 3 pha thường được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp như động cơ điện, hệ thống kiểm soát và đo lường, ứng dụng điều khiển nhiệt độ phức tạp.
 
  • - Ngoài ra, relay bán dẫn còn có thể được phân loại dựa trên cách điều khiển, bao gồm điều khiển bằng dòng điện DC hoặc AC, cũng như dựa trên loại tải được điều khiển, bao gồm tải kháng, tải dòng điện xoay chiều (AC), tải một chiều (DC) và tải động cơ xoay chiều (AC).

Relay bán dẫn 1 pha - 220V

Relay bán dẫn 1 pha 220V

Để sử dụng relay bán dẫn (SSR) 1 pha, bạn cần thực hiện các bước sau:

  • - Kiểm tra yêu cầu kết nối: đảm bảo rằng điện áp và dòng điện của tải phù hợp với thông số của relay bán dẫn.
  •  
  • - Kết nối đầu vào: relay bán dẫn 1 pha có hai đầu vào, một đầu vào dương (+) và một đầu vào âm (-). Điều khiển relay bán dẫn thông qua đầu vào này bằng cách áp dụng điện áp tới đầu vào dương (+) hoặc đầu vào âm (-).
  •  
  • - Kết nối đầu ra: relay bán dẫn 1 pha có hai đầu ra, một đầu ra dương và một đầu ra dương và một đầu ra âm.
  •  
  • - Kết nối tải của bạn với đầu ra này.
  •  
  • - Kiểm tra kết nối: kiểm tra kết nối của bạn một lần nữa để đảm bảo rằng tất cả các đầu vào và đầu ra đều được kết nối chính xác.
  •  
  • - Cấu hình relay bán dẫn: thông thường, bạn cần phải cấu hình rơ le bán dẫn trước khi sử dụng. Hướng dẫn cấu hình có thể được tìm thấy trong tài liệu của nhà sản xuất.
  •  
  • - Sử dụng relay bán dẫn: Sau khi cấu hình xong, bạn có thể sử dụng rơ le bán dẫn để điều khiển tải điện từ xa.

Relay bán dẫn 3 pha

Relay bán dẫn 3 pha


  • - Để sử dụng relay bán dẫn 3 pha, bạn cần kết nối ba đầu vào điện áp AC vào các chân L1,L2 và L3 của relay. Sau đó, bạn có thể kết nối các thiết bị điện từ của mình vào các chân đầu ra của relay bán dẫn.
  •  
  • - Đối với tín hiệu điều khiển thường dùng 4-20mA hoặc 0-10V để kết nối vào các chân Signal (+) và (-) tương ứng để nhận tín hiệu từ bộ điêu khiển.
  •  
  • - Khi relay được kích hoạt bằng tín hiệu điều khiển, nó sẽ mở hoặc đóng mạch điện tùy thuộc vào các thiết bị điện từ được kết nối. Relay bán dẫn 3 pha thường được sử dụng để điều khiển các động cơ 3 pha, đèn chiếu sáng, máy nén khí và các thiết bị điện từ khác trong các ứng dụng công nghiệp.

5. Các thông số quan trọng của Relay bán dẫn

- Dòng điện điều khiển: SSR sử dụng LED hồng ngoại nên dòng điện cấp vào cần phải được lưu ý. Đối với dòng điện quá lớn sẽ gây chết LED trong rơ le dẫn đến chết Rơ le, còn đối với dòng điện quá bé thì sẽ không hoạt động được

- Dòng chịu tải đầu ra: tùy vào loại rơ le bán dẫn SSR mà sẽ có thông số nhất định. Điều này phải tuân theo vì nếu mắc vào dòng điện không hợp lý sẽ làm chết Rơ le

- Hiệu điện thế ở đầu ra: Rơ le bán dẫn SSR sẽ bị phá hủy nếu như bạn mắc hiệu điện thế bé vào những tải có hiệu điện thế lớn.

- Điện áp kích, điện áp đóng ngắt tải

- Dòng tải

- Dòng điện input

- Điện áp output


- Dòng điện output: 40A

6. Ưu nhược điểm của Relay bán dẫn

  Ưu điểm:

  •       - Thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt vào tủ điện vị trí hẹp
  •  
  •       - Độ bền và tuồi thọ cao
  •  
  •       - Khả năng đóng ngắt rơ le luôn tục, độ ổn định cao
  •  
  •       - Khi đóng ngắt không phát ra âm thanh và tia lửa điện
  •  
  •       - Tín hiệu đầu vào đa dạng

   Nhược điểm:

  •       - Cần tản nhiệt tốt cho relay bán dẫn khi làm việc với tải lớn
  •  
  •       - Tín hiệu đầu vào đa dạng
  •  
  •       - Yêu cầu kỹ thuật phải có hiểu biết về sản phẩm trước khi lắp đặt
  •  
  •       - Có thể xảy ra hiện tượng dò điện và chết chập
  •  

7. Ứng dụng của Relay bán dẫn

- Với thiết kế đặt biệt, rơ le bán dẫn SSR chỉ được sử dụng nhiều trong công nghiệp. Do đó chúng ta khó bắt gặp SSR trong các ứng dụng dân dụng hằng ngày. Bên cạnh đó relay bán dẫn thường được ứng dụng:

+ Đối với relay bán dẫn 1 pha: đèn chiếu sáng, điều khiển động cơ nhỏ và các ứng dụng điều khiển nhiệt độ đơn giản,...


+ Đối với relay bán dẫn 3 pha: được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp như động cơ điện, hệ thống đo lường và kiểm soát, ứng dụng điều khiển nhiệt độ phức tạp, bơm nước, máy nén khí hay hệ thống điều hòa không khí,...

Ứng dụng của relay bán dẫn SSR

8. Những thương hiệu Relay bán dẫn tốt nhất trên thị trường

- Trên thị trường có khá nhiều thương hiệu cung cấp loại Relay bán dẫn, trong đó tiêu biểu nhất là:

    + Thương hiệu xuất xứ Hàn Quốc: Autonics, Hanyoung,...

    + Thương hiệu Trung Quốc, Đài Loan: Fotek

8.1) Relay bán dẫn Autonics

- Hãng Autonics có rất nhiều dòng relay bán dẫn như: 

    + Dòng SR1 (SSR loại tản nhiệt riêng, một pha)

    + Dòng SRC1 (SSR loại mỏng tản nhiệt riêng, một pha)

    + Dòng SRH1 (SSR loại tích hợp tản nhiệt, một pha)

    +Dòng SRS1 (SSR loại ổ cắm tản nhiệt riêng, một pha)

    + Dòng SPC1 (Bộ điều khiển nguồn, một pha)

Trong đó các dòng SRH1, SR1, SPC1 là thông dụng nhất.

- Đặc trưng:

     + Độ bền điện môi cao:  4000VAC

     + Hỗ trợ chế độ Zero-cross Turn-on/Random Turn-on

     + Kiểm tra trạng thái ngõ vào với LED chỉ thị ngõ vào (màu xanh)

     + Cải thiện độ tin cậy bằng cách nâng cao hệ số bảo toàn nhiệt với bo mạch bằng gốm

     + Tăng tính thuận tiện cho người dùng với thiết kế nhỏ gọn

     + Phương thức lắp đặt đa dạng (DIN rail, ốc vít cố định)

Relay bán dẫn Autonics


      Tham khảo Relay bán dẫn Autonics

8.2) Relay bán dẫn Hanyoung

- Trong các loại relay, dòng sản phẩm relay bán dẫn mang lại nhiều ưu điểm với sự đơn giản hóa và hiệu suất tối đa cho hệ thống tự động hóa. Relay bán dẫn của thương hiệu Hàn Quốc này thường được thiết kế với kích thước và trọng lượng nhỏ gọn giúp tiết kiệm không gian lắp đặt, có thể di chuyển hoặc mang theo khi sử dụng. Việc được làm từ những vật liệu cao cấp, bền vững giúp đảm bảo an toàn tối đa khi sử dụng.

Relay bán dẫn Hanyoung


     Tham khảo Relay bán dẫn Hanyoung: https://amazen.com.vn/relay-ban-dan/hanyoung.html

8.3) Relay bán dẫn Fotek

- Hãng Fotek có nhiều dòng relay bán dẫn: Dòng SSR Fotek, Dòng LSR Fotek, Dòng TSR Fotek, Dòng ESR Fotek,.... Trong đó những dòng SSR, LSR, TSR là thông dụng nhất.

- Thông số kỹ thuật

    + Độ bền điện môi cao trên 4KV

    + Cường độ cách ly cao trên 100MΩ/500VDC

    + Có mạch bảo vệ quá nhiệt(120oC)

    +  Dòng điện tăng cao

    +  Cung cấp điện áp tăng cao
   
    + Phù hợp với EN60947-4-3 và EN60950

Relay bán dẫn fotek


   Tham khảo Relay bán dẫn Fotek giá tốt tại: https://amazen.com.vn/relay-ban-dan/fotek.html

 

Lời kết

Trên đây là toàn bộ nội dung quan trọng, cơ bản nhất về dòng sản phẩm Relay bán dẫn. Hy vọng rằng nội dung bài viết sẽ hỗ trợ các bạn trong quá trình tìm hiểu, chọn mua và vận hành dòng thiết bị tự động hóa này.

Trong trường hợp các bạn có nhu cầu mua relay bán dẫn hay có thắc mắc cần tư vấn thêm hãy liên lạc với Amazen thông qua:

  • Hotline: 0934 399 068 - Sales: 0938 072 058

  • Email: amazen@amazen.com.vn

Với đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn bán hàng chuyên môn cao, công ty chúng tôi tự tin rằng sẽ mang lại cho quý khách hàng trải nghiệm mua hàng tuyệt vời nhất.

Amazen cam kết mọi thiết bị relay kiếng mà chúng tôi hiện cung cấp là hàng chính hãng, mới hoàn toàn 100%, đảm bảo chất lượng và đầy đủ giấy tờ chứng nhận CO/CQ đi kèm.