Biến tần dùng cho tải nặng

Thông tin chi tiết
Biến tần là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó ra sao? Ứng dụng của biến tần trong đời sống - Cách lựa chọn biến tần phù hợp... Hãy cùng Amazen tìm hiểu tất tần tật thông tin của biến tần thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Biến tần là gì?

Bộ biến tần (Inverter) là thiết bị điện tử hoặc mạch điện thực hiện biến đổi năng lượng điện từ dòng điện một chiều hoặc dòng điện xoay chiều ở cấu hình tần số và pha này thành dòng điện xoay chiều có cấu hình tần số và pha khác. Biến tần có thể thay đổi tần số từ 1Hz đến 50 Hz hoặc lên đến 400Hz với các loại động cơ chạy tốc độ cao CNC. Biến tần được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng công nghiệp để điều khiển tốc độ động cơ, đảo chiều quay, giảm dòng khởi động, giảm độ rung và tiết kiệm năng lượng.
Hay nói theo một cách khác: Biến tần là thiết bị làm thay đổi tần số dòng điện đặt lên cuộn dây bên trong động cơ và thông qua đó có thể điều khiển tốc động cơ một cách vô cấp, không cần dùng đến các hộp số cơ khí. Biến tần sử dụng các linh kiện bán dẫn để đóng ngắt tuần tự dòng điện đặt vào các cuộn dây của động cơ để làm sinh ra từ trường xoay làm quay động cơ. Các biến tần có thể điều chỉnh tốc độ động cơ từ chậm đến nhanh tùy thuộc vào ứng dụng cụ thể, giúp cho động cơ hoạt động hiệu quả hơn.
Biến tần là gì?
Hình ảnh biến tần

2. Cấu tạo của biến tần

Biến tần được cấu tạo từ các bộ phận có chức năng nhận nguồn điện có điện áp đầu vào cố định với tần số cố định, từ đó biến đổi thành nguồn điện có điện áp và tần số biến thiên ba pha có thể điều khiển.
Một số bộ phận chính:
   - Bộ chỉnh lưu: Phần đầu tiên trong quá trình biến điện áp đầu vào thành đầu ra mong muốn cho động cơ là quá trình chỉnh lưu. Điều này đạt được bằng cách sử dụng bộ chỉnh lưu cầu đi-ốt sóng toàn phần.
   - Tuyến dẫn một chiều: Tuyến dẫn một chiều là một giàn tụ điện lưu trữ điện áp một chiều đã chỉnh lưu. Một tụ điện có thể trữ một điện tích lớn, nhưng sắp xếp chúng theo cấu hình tuyến dẫn một chiều sẽ làm tăng điện dung. Điện áp đã lưu trữ sẽ được sử dụng trong giai đoạn tiếp theo khi IGBT tạo ra điện năng cho động cơ.
   - IGBT: Thiết bị IGBT được công nhận cho hiệu suất cao và chuyển mạch nhanh. Trong biến tần, IGBT được bật và tắt theo trình tự để tạo xung với các độ rộng khác nhau từ điện áp tuyến dẫn một chiều được trữ trong tụ điện.
   - Bộ kháng điện xoay chiều: Bộ điện kháng dòng xoay chiều là cuộn cảm hoặc cuộn dây. Cuộn cảm lưu trữ năng lượng trong từ trường được tạo ra trong cuộn dây và chống thay đổi dòng điện.
   - Bộ điện kháng một chiều: Bộ điện kháng một chiều giới hạn tốc độ thay đổi dòng tức thời trên tuyến dẫn một chiều. Việc giảm tốc độ thay đổi này sẽ cho phép bộ truyền động phát hiện các sự cố tiềm ẩn trước khi xảy ra hỏng hóc và ngắt bộ truyền động ra.
   - Điện trở hãm: Lượng điện thừa tạo ra cần phải được xử lý bằng cách nào đó. Điện trở được sử dụng để nhanh chóng “đốt cháy hết” lượng điện thừa này được tạo ra bởi hiện tượng này bằng cách biến lượng điện thừa thành nhiệt.
Cấu tạo của biến tần
Cấu tạo của biến tần

3. Nguyên lý hoạt động của biến tần

- Nhìn chung, nguyên lý làm việc cơ bản của bộ biến tần khá đơn giản. Đầu tiên, nguồn điện xoay chiều 1 pha hay 3 pha được chỉnh lưu và lọc thành nguồn 1 chiều bằng phẳng. Công đoạn này được thực hiện bởi bộ chỉnh lưu cầu diode và tụ điện. Nhờ vậy, hệ số công suất cosphi của hệ biến tần đều có giá trị không phụ thuộc vào tải và có giá trị ít nhất 0.96. Điện áp một chiều này được biến đổi (nghịch lưu) thành điện áp xoay chiều 3 pha đối xứng. Công đoạn này hiện nay được thực hiện thông qua hệ IGBT (transistor lưỡng cực có cổng cách ly) bằng phương pháp điều chế độ rộng xung (PWM). Nhờ tiến bộ của công nghệ vi xử lý và công nghệ bán dẫn lực hiện nay, tần số chuyển mạch xung có thể lên tới dải tần số siêu âm nhằm giảm tiếng ồn cho động cơ và giảm tổn thất trên lõi sắt động cơ.
Nguyên lý hoạt động của biến tần

- Hệ thống điện áp xoay chiều 3 pha ở đầu ra có thể thay đổi giá trị biên độ và tần số vô cấp tuỳ theo bộ điều khiển. Theo lý thuyết, giữa tần số và điện áp có một quy luật nhất định tuỳ theo chế độ điều khiển. Đối với tải có mô men không đổi, tỉ số điện áp – tần số là không đổi. Tuy vậy với tải bơm và quạt, quy luật này lại là hàm bậc 4. Điện áp là hàm bậc 4 của tần số. Điều này tạo ra đặc tính mô men là hàm bậc hai của tốc độ phù hợp với yêu cầu của tải bơm/quạt do bản thân mô men cũng lại là hàm bậc hai của điện áp.
- Hiệu suất chuyển đổi nguồn của các bộ biến tần rất cao vì sử dụng các bộ linh kiện bán dẫn công suất được chế tạo theo công nghệ hiện đại. Nhờ vậy, năng lượng tiêu thụ xấp xỉ bằng năng lượng yêu cầu bởi hệ thống.
- Ngoài ra, biến tần ngày nay đã tích hợp rất nhiều kiểu điều khiển khác nhau phù hợp hầu hết các loại phụ tải khác nhau. Ngày nay biến tần có tích hợp cả bộ PID và thích hợp với nhiều chuẩn truyền thông khác nhau, rất phù hợp cho việc điều khiển và giám sát trong hệ thống SCADA.

4. Phân loại các dòng biến tần theo điện áp

    Biến tần AC
Loại biến tần 1 pha và biến tần 3 pha sử đụng điện áp AC được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy. Có thể nói hơn 90% các loại biến tần là thuộc loại này.
    Biến tần DC
Loại biến tần này kiểm soát sự rẽ nhánh của động cơ điện một chiều. Thiết kế này của động cơ điện một chiều phân chia phần cảm ứng điện và mạch rẽ nhánh.
Với loại này, các thiết bị chuyển mạch đầu ra tạo ra một sóng sin mới cho điện áp của động cơ điện bằng cách nhập một loạt các sóng vuông ở các điện áp khác nhau. Các biến tần loại này thường làm việc với sự hỗ trợ của một tụ điện lớn.
    Biến tần 1 pha
Biến tần 1 pha
Hay còn gọi là biến tần 1 pha ra 3 pha. Để thuận tiện hơn trong việc mua bán, người ta thường gọi tắt các loại biến tần. Ví dụ như biến tần 1 pha. Đây là để chỉ loại biến tần có điện áp đầu vào chỉ là 1 pha (220V) và tín hiệu đầu ra là 3 pha 220V. Cách gọi này để phân biệt với loại biến tần có đầu vào là 3 pha 380V và đầu ra là 3 pha 380V.
    Biến tần 3 pha
Biến tần 3 pha
Khi nói đến loại biến tần này,  người ta sẽ mặc định hiểu là nó có điện áp đầu vào là 380V và đầu ra là 380V. Đa phần các loại biến tần ngày nay đều là loại này.
    Biến tần điều khiển tốc độ motor
Như ta đã biết, biến tần là thiết bị chuyên dùng để điều khiển tốc độ motor bằng cách thay đổi tần số của dòng điện. Tức là thông qua việc điều chỉnh tần số, ta có thể điều chỉnh tốc độ động cơ thay đổi theo ý muốn trong một dải rộng.
Việc thay đổi tốc độ của motor khi sử dụng biến tần cũng rất đơn giản. Ta chỉ cần điều chỉnh tần số bằng biến tần thì tốc độ của động cơ sẽ thay đổi theo.
Ngoài ra thì việc gắn biến tần cho động cơ 3 pha còn giúp cho động cơ khởi động mềm hơn giúp bảo vệ hệ thống điện cũng như giảm sốc cơ khí cho động cơ. Biến tần còn giúp bảo vệ quá tải, quá áp, quá dòng trong quá trình hoạt động của motor.
    Biến tần hòa lưới
Hay còn được gọi là biến tần năng lượng mặt trời. Đây là loại biến tần chuyên dùng trong lĩnh vực sản xuất điện năng lượng mặt trời.
Biến tần hòa lưới
Khi một tấm pin năng lượng mặt trời thu thập năng lượng từ mặt trời, nó sẽ chuyển nhiệt năng thành dòng điện 1 chiều. Tuy nhiên, để sử dụng cho các tải thì ta phải chuyển dòng điện 1 chiều này thành dòng điện xoay chiều 220Vac và hòa vào lưới điện.
Lúc này, người ta sẽ sử dụng các biến tần hòa lưới ( hoặc inverter hòa lưới) để chuyển dòng điện 1 chiều này thành dòng điện xoay chiều và đưa về tải để tiêu thụ.
Bộ hòa lưới điện mặt trời sẽ hòa lưới liên tục vào buổi sáng, ưu tiên sử dụng điện mặt trời. Nếu lượng điện mặt trời còn dư thì sẽ được đẩy ra lưới điện quốc gia. Ngược lại vào ban đêm và những ngày nếu thiếu nắng thì hệ thống sẽ tự động lấy điện lưới bù vào cho các thiết bị.
Biến tần hoạt động hoàn toàn tự động, toàn bộ hệ thống sẽ tự động ngắt khi trời tối và hoạt động khi có nắng trở lại.
    Biến tần thang máy
Biến tần thang máy
Như bạn cũng đã thấy, khi ta đi vào thang máy thì đến mỗi tầng thang máy sẽ phải dừng lại. Những khi thang máy dừng lại, nghĩa là tốc độ của động cơ đang bị thay đổi và việc thay đổi này luôn được thực hiện liên tục, liên tục.
Chính vì thế, người ta phải dùng đến loại biến tần thang máy. Đây là loại biến tần chuyên dùng cho các loại thang máy để điều khiển tốc độ của động cơ, giúp thang máy dừng đúng vị trí mong muốn.
Đối với các loại biến tần thang máy, nó sử dụng bộ biến tần bán dẫn; linh hoạt như tự động nhận dạng động cơ, tính năng điều khiển thông qua mạng; có thể thiết lập được 16 cấp độ; khống chế dòng điện động cơ giúp quá trình khởi động êm ái (mềm); nâng cao độ bền kết cấu cơ khí.
    Biến tần hạ thế
Biến tần hạ thế
Là loại biến tần có đầu vào là 110V, 220V hoặc 380V. Có thể nói đây chính là tên gọi chung của các loại biến tần trên thị trường hiện nay.
    Biến tần trung thế
Biến tần trung thế
Loại biến tần này có điện áp đầu vào rất lớn như 3-3.3 kV, 4kV, 6-6.6kV, 10 kV, 11 kV. Và ở Việt Nam, các hệ thống sử dụng loại biến tần này rất ít.
Biến tần trung thế được ứng dụng trong các ngành công nghiệp như : giấy; luyện kim, xi măng, dầu khí, khai khoáng, nhựa, cao su.

5. Ứng dụng của biến tần

Ứng dụng của biến tần trong ngành công nghiệp
    Hệ thống cung cấp nước cho tòa nhà cao tầng
Trước kia, việc cung cấp nước cho tòa nhà cao tầng thường dựa vào việc bơm nước lên tháp rồi đưa nước xuống từng tầng, dùng thiết bị để điều chỉnh áp lực. Phương pháp này không hiệu quả và tốn kém. Với biến tần, chi phí xây dựng tháp nước có thể tiết kiệm được.
    Quạt thông gió
Quạt thông gió thường được sử dụng trong các thiết bị như máy hút bụi, lò thổi và hệ thống thông gió. Biến tần giúp tối ưu hiệu suất hoạt động của động cơ, cho phép điều chỉnh áp lực và lưu lượng theo nhu cầu, giúp tiết kiệm năng lượng.
    Hệ thống máy nén khí
Truyền thống, máy nén khí thường sử dụng phương thức mở/vào để điều khiển lưu lượng không khí. Khi áp lực đạt mức cao nhất, máy sẽ ngừng nén và khi áp lực giảm xuống, máy lại bắt đầu hoạt động. Điều này dẫn đến việc tiêu thụ điện năng không hiệu quả.
    Hệ thống nâng và hạ
Biến tần giúp tối ưu hóa việc điều chỉnh vị trí, mô-men xoắn và việc hãm trong các ứng dụng như cần trục. Với khả năng tái sinh năng lượng và tra lại vào lưới, biến tần cho hệ thống nâng hạ giúp hoạt động an toàn và tiết kiệm năng lượng.
Ứng dụng của biến tần
Biến tần được sử dụng phổ biến để điều khiển tốc độ cho tất cả máy móc trong các ngành, đặc biệt là trong công nghiệp sản xuất và công trường: băng chuyền, máy cắt gỗ, máy nghiền....
Ứng dụng của máy biến tần trong ngành công nghiệp

6. Lợi ích khi sử dụng biến tần

- Dễ dàng thay đổi tốc độ động cơ, đảo chiều quay động cơ.
- Tiết kiệm năng lượng đáng kể so với phương pháp chạy động cơ trực tiếp.
- Giảm dòng khởi động so với phương pháp khởi động trực tiếp, khởi động sao tam giác nên không gây ra sụt áp hoặc khó khởi động.
- Biến tần thường có hệ thống điện tử bảo vệ quá dòng, bảo vệ quá áp và thấp áp, tạo ra một hệ thống an toàn khi vận hành.
- Quá trình khởi động thông qua biến tần từ tốc độ thấp giúp cho động cơ mang tải lớn không phải khởi động đột ngột, tránh hư hỏng phần cơ khí, ổ trục, tăng tuổi thọ động cơ.
- Biến tần được tích hợp các module truyền thông giúp cho việc điều khiển và giám sát từ trung tâm rất dễ dàng.
- Nhờ nguyên lý làm việc chuyển đổi nghịch lưu qua diode và tụ điện nên công suất phản kháng từ động cơ rất thấp, do đó giảm được dòng đáng kể trong quá trình hoạt động, giảm chi phí trong lắp đặt tụ bù, giảm thiểu hao hụt điện năng trên đường dây.

7. Hướng dẫn lựa chọn các loại biến tần

Để lựa chọn được loại biến tần phù hợp cho ứng dụng của bạn, cần xác định rõ nhu cầu ứng dụng, mục đích sử dụng và cân đối mức đầu tư. Để chọn được loại biến tần phù hợp nhất với yêu cầu sử dụng, cần lưu ý những nguyên tắc lựa chọn sau đây:
  - Chọn biến tần phù hợp với loại động cơ và công suất động cơ: tìm hiểu loại động cơ mình cần lắp biến tần là động cơ gì, đồng bộ hay không đồng bộ, 1 pha hay 3 pha, DC hay AC, điện áp bao nhiêu… để chọn biến tần phù hợp. Công suất biến tần phải chọn tương đương hoặc lớn hơn công suất động cơ.
 - Chọn biến tần theo yêu cầu ứng dụng: khi lựa chọn biến tần cần xác định rõ ứng dụng của bạn là gì? Tốc độ yêu cầu bao nhiêu? Có yêu cầu tính năng điều khiển cao cấp đặc biệt nào hay không? Có yêu cầu tính đồng bộ hệ thống hay truyền thông? Môi trường làm việc có đặc điểm nào cần lưu ý (ẩm ướt, nhiệt độ cao, nhiều bụi, dễ cháy nổ….).
  - Chọn biến tần theo tải thực tế: Việc chọn lựa biến tần theo tải là một việc rất quan trọng. Việc đầu tiên là bạn phải xác định được loại tải của máy móc là loại nào: tải nhẹ hay tải nặng, tải trung bình và chế độ vận hành là ngắn hạn hay dài hạn, liên tục hay không liên tục… từ đó chọn loại biến tần phù hợp.
  - Chọn biến tần thuận tiện cho người lập trình khi lập trình điều khiển hoặc chọn nhà cung cấp có khả năng hỗ trợ lập trình cho các ứng dụng của bạn.
  - Chọn biến tần theo đúng thông số kỹ thuật của biến tần cũ (trong trường hợp thay thế hãng khác) hoặc theo thông số kỹ thuật thiết kế yêu cầu.
  - Và cuối cùng, đừng quên cân nhắc đến yếu tố tài chính. Để an tâm hãy chọn loại biến tần đã có uy tín và thông dụng trên thị trường, chế độ bảo hành tốt, chất lượng sản phẩm ổn định, bền bỉ và dịch vụ sửa chữa và chăm sóc khách hàng nhanh chóng, tận tâm.

8. Top các thương hiệu biến tần thông dụng tại Việt Nam

    Biến tần LS
Trong các loại biến tần trên thị trường hiện nay, không thể không nhắc đến thương hiệu LS. LS là thương hiệu đến từ Hàn Quốc, được thành lập từ năm 1974. Biến tần LS được sản xuất với 9 series khác nhau. Mỗi serise sẽ có những đặc điểm sử dụng không giống nhau để phù hợp với từng nhu cầu cũng như mạch điện sử dụng của khách hàng. Với mức giá hợp lý, độ bền cao, chất lượng ổn định, biến tần LS được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực công nghiệp, dân dụng.
Biến tần LS
    Biến tần Schneider Electric
Schneider Electric là tập đoàn toàn cầu có trụ sở tại Pháp, tiên phong trong số hóa quản lý năng lượng và tự động hóa vì mục tiêu phát triển bền vững, hiệu quả.
Với sự hiện diện tại hơn 100 quốc gia trên toàn cầu, từ những sản phẩm đơn giản như công tắc điện dân dụng trong gia đình đến những hệ thống vận hành phức tạp dành cho các phân khúc tòa nhà cao tầng, trung tâm dữ liệu, cơ sở hạ tầng và công nghiệp, Schneider Electric luôn cung cấp các giải pháp hiệu quả giúp khách hàng quản lý năng lượng và chu trình sản xuất – kinh doanh một cách an toàn, tin cậy nhờ vào việc tích hợp các công nghệ năng lượng và quy trình hàng đầu thế giới. Chính vì vậy, biến tần Schneider Electric được người dùng dành nhiều sự quan tâm và lựa chọn ngay từ khi ra mắt.
     Mua biến tần Schneider Electric tại: https://amazen.com.vn/bien-tan/schneider.html
Biến tần Schneider
     Biến tần INVT
Các dòng biến tần đa năng, chuyên dụng, trung thế và phòng nổ của INVT với dải điện áp từ 220V ~ 10kV, công suất từ 0.4kW ~ 10.000kW điều khiển động cơ đồng bộ, động cơ không đồng bộ và servo tích hợp sẵn nhiều tính năng cao cấp, hiệu suất cao, thông minh và tiết kiệm năng lượng. Vì vậy, biến tần INVT là sự lựa chọn không thể bỏ qua trong các loại biến tần trên thị trường hiện nay.
INVT là một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất biến tần, thiết bị tự động hóa và năng lượng điện. INVT có 12 trung tâm nghiên cứu và phát triển với hơn 1300 phát minh và 220 bản quyền phần mềm về biến tần – tự động hóa, năng lượng tái tạo.
Biến tần INVT

Tham khảo sản phẩm biến tần tại: https://amazen.com.vn/bien-tan/invt.html
    Biến tần Danfoss
Danfoss được thành lập từ năm 1933 tại Đan Mạch. Với bề dày hoạt động hơn 80 năm, Danfoss hiện là thương hiệu biến tần được tin dùng trên 100 quốc gia. Biến tần Danfoss có dãy sản phẩm đa dạng, kiểu dáng hiện đại và đạt các tiêu chuẩn quốc tế. Nhiều khách hàng đã rất hài lòng khi sử dụng biến tần Danfoss bởi tính ổn định, dễ sử dụng, nhiều chức năng hỗ trợ và đặc biệt là ít gây nhiễu.
Biến tần Danfoss
    Biến tần Siemens
Siemens là thương hiệu đến từ Đức và là nhà cung cấp hàng đầu về các giải pháp truyền tải điện hiệu quả. Siemens tiên phong các giải pháp về cơ sở hạ tầng, tự động hóa, truyền động và phần mềm trong lĩnh vực công nghiệp.
Siemens Việt Nam được thành lập vào năm 1993. Siemens hiện có ba văn phòng tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh cùng với một nhà máy sản xuất thanh dẫn điện đặt tại tỉnh Bình Dương. Là một trong những đơn vị đi đầu về công nghệ biến tần trên thế giới, Siemens không ngừng cải tiến và đa dạng hóa sản phẩm để đem đến giải pháp tốt nhất cho người dùng. Với các model đa dạng có thể điều khiển tác vụ từ cơ bản đến trung bình, thiết kế phần cứng và chức năng được sắp xếp hợp lý, các dòng biến tần Siemens SINAMICS có độ tin cậy cao và là sự lựa chọn kinh tế cho các ứng dụng khác nhau trong công nghiệp.
Biến tần Siemens
    Biến tần Hitachi
Hitachi là một công ty quốc tế có trụ sở tại Chiyoda, Tokyo, Nhật Bản. Hitachi là một trong những nhà sản xuất luôn áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất cho các sản phẩm của mình. Biến tần Hitachi với thiết kế cao cấp cùng ưu điểm tiết kiệm điện năng, đây cũng là một trong những thương hiệu biến tần phổ biến nhất Việt Nam.
Biến tần Hitachi
    Biến tần Delta
Delta là một thương hiệu biến tần khá phổ biến tại các nhà máy, công xưởng trong hệ thống điện hay tự động hóa máy móc.
Đây là sản phẩm không thể thiếu trong một số ngành ngành công nghiệp, nhà xưởng, hệ thống điện vận hành máy móc. Ứng dụng lớn nhất chính là điều khiển tốc độ của động cơ sử dụng dòng điện 3 pha.
Các dòng biến tấn Delta phổ biến: biến tần Delta VFD-L, biến tần Delta VFD-S, biến tần Delta VFD-EL, biến tần Delta VFD-M, biến tần Delta VFD-E, biến tần Delta VFD-CP2000, biến tần Delta VFD-C2000,…
Biến tần Delta
    Biến tần Mitsubishi
Mitsubishi Electric là thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản trong việc sản xuất biến tần. Trong nhiều năm qua biến tần Mitsubishi đã được tin dùng và sử dụng rất phổ biến tại Việt Nam.
Biến tần Mitsubishi
     Biến tần Control Techniques
Biến tần Emerson (Inverter - Drive - Bộ điều khiển tốc độ động cơ) có kích thước nhỏ gọn với sức mạnh vượt trội về các tính năng điều khiển. Với tính năng điều khiển mạnh mẽ, chất lượng ổn định và giá thành hợp lý, tại Việt Nam, biến tần (Inverter - Drive - Bộ điều khiển tốc độ động cơ) Emerson và Control Techniques được sử dụng rộng rãi, cho các ứng dụng điều khiển: hệ thống bơm, quạt, điều hòa, thông gió (HVAC), hệ băng tải, thang máy, thang cuốn, hệ thống thiết bị nâng hạ, cầu trục, cẩu trục, cẩu đế, cẩu tháp, nhà máy sản xuất cao su, nhựa, xi măng, hóa chất, thực phẩm, nhựa, bao bì, in ấn, xeo giấy…
Biến tần Control Techniques
 Nơi cung cấp Biến tần Control Techniques uy tín: https://amazen.com.vn/bien-tan/control-techniques.html
    Biến tần Vicruns
Biến tần Vicruns với thiết kế hiện đại, giá thành phải chăng và được nhiều người dùng tại Việt Nam tin dùng.
Biến tần Vicruns
Tham khảo thêm biến tần Vicruns tại Amazen: https://amazen.com.vn/bien-tan/vicruns.html

9. Các lưu ý khi sử dụng biến tần

Vì sao nên sử dụng biến tần
Từ công thức trên chúng ta thấy để thay đổi được tốc độ động cơ có 3 phương pháp:
  •       Thay đổi số cực động cơ P

  •       Thay đổi hệ số trượt s

  •       Thay đổi tần số f của điện áp đầu vào
Trong đó 2 phương pháp đầu khó thực hiện và không mang lại hiệu quả cao. Phương pháp thay đổi tốc độ động cơ bằng cách thay đổi tần số là phương pháp hiệu quả nhất. Biến tần là thiết bị dùng để thay đổi tần số của nguồn cung cấp đặt lên động cơ qua đó thay đổi tốc độ động cơ.
Biến tần có thể thay đổi tần số từ 0Hz đến 400Hz (một số dòng biến tần điều chỉnh tới 590Hz hoặc cao hơn). Chính vì vậy có thể làm cho động cơ chạy nhanh hơn bình thường so với chạy tần số 50Hz. Đối với các động cơ phổ thông thường cài đặt biến tần cho phép điều chỉnh tần số từ 0Hz - 60Hz.
Lưu ý: 
Điều đầu tiên bạn cần làm khi sử dụng biến tần là đọc kỹ các thông số biến tần do hãng sản xuất cung cấp riêng cho từng dòng sản phẩm, điều đó sẽ giúp bạn biết rõ cách đấu dây biến tần đúng quy chuẩn. Để chắc chắn, bạn nên để các đơn vị uy tín có các kỹ sư chuyên môn cao lắp đặt và đấu nối cho bạn. Bên cạnh đó bạn cần tìm hiểu các tính năng phụ của sản phẩm như kháng bụi, kháng nước, chống ăn mòn, nút dừng khẩn cấp, khả năng mở rộng… để lắp đặt, sử dụng và bảo dưỡng thiết bị một cách an toàn và hiệu quả.

Lời kết

Trong trường hợp bạn có nhu cầu tìm hiểu, cần tư vấn kỹ thuật và đặt mua Biến tần, hãy liên lạc ngay với Amazen thông qua:

Hotline: 0934 399 068 - Sales: 0938 072 058

Email: amazen@amazen.com.vn

Với đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn bán hàng chuyên môn cao, công ty chúng tôi tự tin rằng sẽ mang lại cho quý khách hàng trải nghiệm mua hàng tuyệt vời nhất.
Amazen cam kết mọi sản phẩm biến tần mà chúng tôi hiện cung cấp là hàng chính hãng, mới hoàn toàn 100%đảm bảo chất lượng và đầy đủ giấy tờ chứng nhận đi kèm.

-34%

Biến tần Dorna DLF1-0075T4G

25,813,891₫   39,220,000₫
491 | 0
Xem nhanh
-34%

Biến tần Dorna DLF1-0055T4G

21,252,691₫   32,290,000₫
524 | 0
Xem nhanh
-34%

Biến tần Dorna DLF1-0045T4G

16,158,364₫   24,550,000₫
506 | 0
Xem nhanh
-34%

Biến tần Dorna DLF1-0030T4G|3 Pha 380V|30kW(40HP)

12,709,491₫   19,310,000₫
509 | 0
Xem nhanh
-34%

Biến tần Dorna DLF1-0022T4G|3 Pha 380V|22kW(30HP)

10,076,764₫   15,310,000₫
543 | 0
Xem nhanh
-34%
-34%

Biến tần Dorna DLF1-0011T4G

5,561,636₫   8,450,000₫
726 | 0
Xem nhanh
-34%

Biến tần Dorna DLF1-05D5T4G

3,725,309₫   5,660,000₫
593 | 0
Xem nhanh